Uống nước mía có mát không? Công dụng tuyệt vời của nước mía
Uống nước mía có mát không là thắc mắc của nhiều người. Để giải đáp những thắc mắc đó và trả lời uống nước mía nhiều có tốt không hay uống nước mía có tác dụng gì, chúng tôi xin cung cấp các thông tin dưới bài viết sau đây.
Mục lục
- THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC MÍA
- 9 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NƯỚC MÍA
- 1. Cung cấp năng lượng nhanh
- 2. Tăng cường chức năng gan
- 3. Phòng ngừa bệnh ung thư
- 4. Tăng cường tiêu hoá
- 5. Nâng cao chức năng của thận
- 6. Giảm đau
- 7. Bổ sung canxi cho xương và răng
- 9. Cải thiện vấn đề răng miệng
- 10. Trị mụn, làm đẹp da
- MỘT SỐ THẮC MẮC KHI UỐNG NƯỚC MÍA
- 1. Uống nước mía có mát không?
- 2. Uống nước mía có tác hại gì?
- 3. Người mắc bệnh nào không được uống nước mía?
- 4. Uống nước mía mỗi ngày có tốt không?
- NHỮNG LƯU Ý KHI BẢO QUẢN VÀ UỐNG NƯỚC MÍA ĐẢM BẢO SỨC KHỎE
THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC MÍA
Nước mía được xem là thức uống giải khát tuyệt vời cho mọi người. Trong nước mía có các thành phần như đường saccaro, canxi, crom, coban, dồng, magie, phốt pho, kali và kẽm. Ngoài ra nước mía cung cấp sắt và các chất như vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6, chất chống oxy hoá, protein và chất xơ hoà tan cần thiết cho cơ thể.
Nước mía là thức uống giàu dưỡng chất
9 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NƯỚC MÍA
Nước mía đem lại những công dụng tuyệt vời cho người uống. Những lợi ích nước mía mang lại như:
1. Cung cấp năng lượng nhanh
Trong nước mía có lượng đường glucose dồi dào sẽ bổ sung năng lượng nhanh chóng cho cơ thể mệt mỏi của bạn.
2. Tăng cường chức năng gan
Với hàm lượng chất chống oxy hoá trong nước mía sẽ làm giảm tình trạng viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn, bảo vệ gan hiệu quả.
3. Phòng ngừa bệnh ung thư
Nước mía được đánh giá là thực phẩm giàu tính kiềm nên có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Đặc biệt các bệnh ung thư vú hay tiền liệt tuyến.
► Xem thêm:
- • Top Xe nước mía siêu sạch 2022
- • Máy ép nước mía Xuân Tình có tốt không?
- • Bật mí cách làm nước mía ngon nhất | Đơn giản & Bổ dưỡng
4. Tăng cường tiêu hoá
Nhờ thành phần kali trong nước mía sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt, ngăn chặn sự viêm nhiễm ở dạ dày, cải thiện tính ổn định trong hệ tiêu hoá. Nước mía được xem là giải pháp tốt để chữa trị táo bón.
Nước mía ngăn ngừa táo bón hiệu quả
5. Nâng cao chức năng của thận
Nước mía giúp cho tăng mức protein trong cơ thể người uống nên rất tốt cho thận. Đây được xem là thức uống lợi tiểu, giảm tình trạng nóng rát khi đi tiểu.
Nhiều nghiên cứu khẳng định khi nước mía kết hợp với chanh sẽ giảm bệnh nhiễm trùng đường tiểu, bệnh sinh dục và vảy nến.
6. Giảm đau
Một số bệnh phụ khoa sẽ khiến bạn đau khó chịu. Một ly nước mía kết hợp với chanh sẽ giảm các triệu chứng đau rát cho người bệnh.
7. Bổ sung canxi cho xương và răng
Trong mía rất giàu canxi giúp xương và răng phát triển. Do đó việc bổ sung nước mía sẽ đem lại lợi ích thiết thực này.
9. Cải thiện vấn đề răng miệng
Trong nước mía có các khoáng chất như canxi và phốt pho. Đây là 2 khoáng chất cần thiết để củng cố men răng và giảm nguy cơ sâu răng. Cũng nhờ các khoáng chất trên mà nước mía có khả năng ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi.
10. Trị mụn, làm đẹp da
Trong nước mía có chứa một lượng axit alpha hydroxy (hay còn gọi là AHA) khá cao. Nhờ thành phần này sẽ giúp bạn có làn da khỏe mạnh, tăng cường dưỡng ẩm tốt. Bạn cũng có thể sử dụng nước mía làm các mặt nạ trị mụn, dưỡng ẩm cho làn da của bạn.
MỘT SỐ THẮC MẮC KHI UỐNG NƯỚC MÍA
Có thể thấy nước mía đem lại những lợi ích tuyệt vời cho người sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, có rất nhiều thắc mắc được gửi đến chúng tôi. Và chúng tôi - máy ép nước mía Newtech xin được giải đáp các thắc mắc như sau:
1. Uống nước mía có mát không?
Theo Đông y, nước mía có tính mát, giải nhiệt, nhuận tràng, vị ngọt. Do đó đây là thức uống lý tưởng trong những ngày nắng nóng.
2. Uống nước mía có tác hại gì?
Nước mía mang lại những lợi ích cho mọi người. Tuy nhiên sẽ là đại kỵ với những đối tượng như: người già yếu, trẻ em dưới 4 tuổi, người thừa cân béo phì. Và đặc biệt là không nên uống quá nhiều nước mía trong 1 ngày.
3. Người mắc bệnh nào không được uống nước mía?
Ngoài những đối tượng trên thì những người sau không nên uống nước mía:
-
• Những người đang mắc bệnh và uống thuốc. Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu ngăn các bệnh về tim mạch. Nếu đang dùng thuốc bổ sung, hoặc chống đông máu thì không nên uống mía vì sẽ cản trở policosanol.
-
• Người hay đầy bụng, đường ruột yếu: Nước mía có tính lạnh và lượng đường cao, nên người có đường ruột yếu không nên sử dụng loại nước này thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
-
• Người béo phì: Trong nước mía lượng đường chiếm 70%, uống nhiều nước mía thì có rất nhiều nguy cơ tăng cân thêm.
-
• Phụ nữ mang thai: Mặc dù nước mía có tác dụng đối với phụ nữ mang thai. Nhưng nếu lạm dụng quá sẽ dẫn đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khoẻ của 2 mẹ con.
-
• Người bị tiểu đường: Vì nước mía có khá nhiều đường nên đối với người bị tiểu đường cần hạn chế thức uống này.
4. Uống nước mía mỗi ngày có tốt không?
Vì hàm lượng đường ở trong nước mía cao nên không nên uống mỗi ngày dễ dẫn đến béo phì và thừa năng lượng.
Một số đối tượng không nên uống nước mía
NHỮNG LƯU Ý KHI BẢO QUẢN VÀ UỐNG NƯỚC MÍA ĐẢM BẢO SỨC KHỎE
Có thể nói nước mía mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích nhưng cũng sẽ “phản tác dụng” nếu chúng ta dùng sai cách. Dưới đây là những lưu ý khi bảo quản và uống nước mía đảm bảo sức khỏe:
-
• Không nên để nước mía trong tủ lạnh quá lâu vì dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh
-
• Cần chú ý những đối tượng không nên uống nước mía như trên
-
• Nên lựa chọn nước mía sạch bằng cách quan sát màu nước mía có đục hay không? Cốc đựng nước mía có sạch sẽ không? Nếu không dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc ảnh hưởng sức khoẻ.
Như vậy, uống nước mía không chỉ giúp làm mát cơ thể mà còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng vì nước mía cũng là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho một số đối tượng. Nên lựa chọn những tiệm bán nước mía có máy ép nước mía hiện đại để đảm bảo tốt nhất vệ sinh an toàn thực phẩm bạn nhé!