Kỹ thuật trồng mía ép nước cho năng suất vượt trội
Các kỹ thuật trồng mía ép nước được tìm kiếm và ứng dụng nhiều trong hoạt động sản xuất. Từ cách trồng mía không chỉ giúp cho năng suất tăng cao mà còn cải thiện chất lượng của mí thành quả. Tham khảo kỹ thuật trồng mía để ép nước giúp cho năng suất vượt trội được chia sẻ dưới đây bạn nhé.
Lưu lại kỹ thuật trồng mía ép nước gia tăng năng suất
Mục lục
CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ĐỂ TRỒNG MÍA ÉP NƯỚC?
Một số vấn đề cần chuẩn bị để trồng được những mùa mía đạt năng suất.
1. Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với ngành trồng trọt nói chung và trồng mía nói riêng. Trồng mía không yêu cầu quá khắt khe về chất lượng của đất trồng. Chọn loại đất nào đi nữa thì cũng rất cần canh tác cẩn thận, chuẩn bị chu đáo bằng cách cày bừa, rạch sâu nhằm đảo bảo cây giống có thể phát triển, hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Yêu cầu về đất là cày sâu, có độ tơi xốp, đảm bảo thoát nước và đầy chất dinh dưỡng. Đất tơi xốp, độ pH dao động từ 5.6 - 7.5 và không được quá chua, độ mặn phù hợp.
2. Chọn giống mía ép nước
Giống mía đóng vai trò quyết định tới năng suất và chất lượng của mùa vụ mía. Các giống mía khác nhau khi sử dụng máy ép nước mía để ép sẽ cho năng suất và hương vị, độ ngọt khác nhau. Trong kỹ thuật trồng mía, chọn giống mía ép nước cũng cần tuân theo các tiêu chí riêng để lựa chọn giống mía chất lượng vượt trội.
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của khu vực trồng mía để chọn giống phù hợp. Giống mía không bị nhiễm sâu bệnh, mía đạt tuổi 6-8 tháng với sức chịu đựng tốt, hom mía có năm tuổi 2-3 năm, cần được xử lý bằng nước vôi hằng ngày.
Một số giống mía được dùng nhiều trong sản xuất với mục đích ép nước phù hợp với từng điều kiện thời tiết các vùng miền.
-
• Khu vực vùng núi phía Bắc có thể chọn giống ROC22, VĐ93-159, QĐ94-119…
-
• Vùng Bắc Trung Bộ như VĐ55, ROC 10…
-
• Vùng Tây Nguyên như K83-29, K84-200, VĐ93-159…
-
• Vùng Đông Nam Bộ như K84-200, K83-29, K95-84, R579…
3. Nhân công hỗ trợ trồng mía
Trong kỹ thuật trồng mía đường, chuẩn bị đội ngũ nhân công hỗ trợ cũng là một yếu tố cần thiết. Hom mía đã chuẩn bị cần được gieo trồng xuống đất trong một khoảng thời gian nhất định, để lâu hom mất đi sức sinh trưởng vốn có. Chuẩn bị huy động đầy đủ nhân công để mía được trồng nhanh nhất.
► Xem thêm:
- • Top xe nước mía siêu sạch 2022
- • Cách pha chế nước mía các vị thơm ngon, đơn giản
- • Thương hiệu chai nước mía ngon trên thị trường
KỸ THUẬT TRỒNG MÍA ÉP NƯỚC CHO NĂNG SUẤT CAO
1. Tìm hiểu và lựa chọn thời vụ trồng mía
Trồng mía đúng kỹ thuật là phải tìm hiểu kỹ về đặc điểm sinh trưởng của cây mía, lựa chọn thời vụ phù hợp với từng vùng miền. Chọn đúng thời vụ cũng giúp cho mía đạt chất lượng tốt hơn, tránh được sâu bệnh và ảnh hưởng khác bởi thời tiết.
-
• Các tỉnh Trung du phía Bắc thì mùa vụ chính là từ 1/1 - 30/4, mùa vụ phụ từ 1/9 - 30/11.
-
• Các tỉnh Bắc Trung Bộ mùa vụ chính từ 1/1 - 30/4, mùa vụ phụ từ 1/10 - 15/12.
-
• Tỉnh duyên hải miền Trung mùa vụ chính từ 1/1 - 1/3, mùa vụ phụ từ 1/6 - 30/8 hằng năm.
-
• Các tỉnh Đông Nam bộ vụ mùa chính từ 15/10 - 30/12, mùa phụ từ 15/04 - 15/06.
-
• Các tỉnh Tây Nam Bộ mùa vụ chính từ 01/04 - 30/6, mùa vụ phụ từ 15/1 - 30/01.
-
• Các tỉnh Tây Nguyên có mùa vụ chính từ 1/10 - 30/11, mùa vụ phụ từ 01/05 - 15/06.
Lựa chọn thời vụ trồng mía thích hợp
2. Phân bố mật độ và cách trồng phù hợp
Theo kỹ thuật trồng mía đường thì cần quan tâm tới mật độ phân bố khi trồng mía. Phụ thuộc vào điều kiện đất đai của từng khu vực, từng loại giống mía mà cách bố trí sẽ khác nhau. Mật độ được khuyến cáo là khoảng 35.000 - 40.000 hom/ha, tức là khoảng 8 - 10 tấn giống mía/ha. Khoảng cách trồng giữa các hàng theo phương pháp thủ công là từ 0.8 - 1.2m đối với hàng đơn, hàng kép sẽ từ 1.2 - 1.8m x 0.6 - 8.4m.
3. Cách trồng
Cách trồng mía được thực hiện đơn giản nhưng cần đúng kỹ thuật để đảm bảo mía sinh trưởng tốt. Tiến hành đặt hom mía theo rãnh từng hàng đơn với khoảng cách 1m hoặc khoảng cách là 1.4m đối với hàng kép. Khi đặt xong sẽ phủ lên một lượng đất từ 7 - 10cm đối với vụ mùa chính và ừ 3 - 5cm đối với vụ mùa phụ. Đất không nén quá chặt, tưới lượng nước vừa đủ cho sự phát triển của hom, không để hom mía quá khô cạn hay quá úng nước.
PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC CÂY MÍA
Kỹ thuật trồng mía tím và mía trắng cũng giống nhau, tiếp đến bạn cần bỏ túi phương pháp chăm sóc cây mía chuẩn chỉnh.
Các công tác chăm sóc mía sẽ bao gồm công việc bón phân, làm cỏ, công tác chăm sóc phòng ngừa sâu bệnh. Bón các loại phân chứa ni tơ, phân hữu cơ, phân chuồng khác nhau tuỳ vào từng thời điểm phát triển của cây mía. Làm cỏ để tránh thất thoát dinh dưỡng từ đất vào phần cỏ, làm chậm quá trình phát triển của mía. Phòng ngừa sâu bệnh cần chú ý nhất là sâu đục thân và các loại côn trùng.
Chăm sóc mía đúng cách để đạt giá trị cao
CÁCH THU HOẠCH MÍA HIỆU QUẢ
Mía sau khoảng thời gian trồng từ 3 tháng sẽ đến thời điểm chín muồi để thu hoạch. Thu hoạch đúng thời điểm sẽ mang lại năng suất mía tốt hơn. Mía thu hoạch cần chặt sát gốc, không dập, róc sạch theo đúng các tiêu chuẩn. Sử dụng công cụ chuyên dụng như dao, rìu... Mía khi thu hoạch sẽ được bó thành từng bó từ 10 - 15kg để việc di chuyển dễ dàng hơn.
Các kỹ thuật trồng mía ép nước được chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có được vụ mùa bội thu. Truy cập newtechmayepmia.com để cập nhật thêm kiến thức và thông tin hữu ích phục vụ công việc của mình bạn nhé.