Top 3 nước mía đóng chai xuất khẩu “đắt hàng” nhất 2022
Nước mía được xem là loại nước giải khát thơm ngon cho mọi người. Không những thế đây được xem là loại nước bổ sung năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên không phải bất cứ lúc bạn cũng có thể gặp quán nước mía để thưởng thức. Đó là lý do ra đời nước mía đóng chai. Ngoài việc cung cấp cho người Việt, nước mía đóng chai xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Vậy để xuất khẩu, quy trình sản xuất phải kỹ càng thế nào, những loại nước mía đóng chai xuất khẩu nào được nhiều khách hàng tin dùng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho các bạn.
TOP 3 NƯỚC MÍA ĐÓNG CHAI XUẤT KHẨU
Với quy trình chặt chẽ như trên, nước mía đóng chai xuất khẩu đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn đi ra nước ngoài. Dưới đây là những thương hiệu nước mía đóng chai xuất khẩu được đánh giá cao trên thị trường.
1. Nước mía Míaha
Đây là một trong những dòng nước mía được đánh giá cao thuộc TTC Sugar (SBT). Với lợi thế đi đầu trong cả nước về mía đường, SBT đã nghiên cứu ra dây chuyền máy ép nước mía hiện đại nhằm tiệt trùng nước mía khi ép tươi và đóng lon, giúp nước mía giữ được vị tự nhiên đến 100%. Thương hiệu cũng cho ra 3 hương vị nước mía: mía tắc, mía đào, mía táo.
Nước mía Miáha mang lại vị tươi ngon
2. Nước mía Le fruit
Sản phẩm thuộc công ty Les Vergers Du Mékong thuộc sở hữu của Pháp có trụ sở tại Việt Nam. Cá sản phẩm của Le fruit đem đến hương vị hảo hạng của nước ép, không có dư lượng thuốc trừ sâu, không chất phụ gia và biến đổi Gen GMO. Các sản phẩm đều được chứng nhận B Corp từ tổ chức chứng nhận phi lợi nhuận B Lab.
Với nước mía Le fruit đưa ra thị trường với thông điệp bổ sung năng lượng cho dân thể thao với hàm lượng 97,5% là mía, 2,5% là tắc đã mang lại sản phẩm thật và được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Nước mía Le fruit bổ sung năng lượng cho dân thể thao
3. Nước mía Sokanaa
Nước mía Sokanaa thuộc công ty So'kanaa của Pháp được ra đời bởi niềm đam mê nước mía người Việt của ông Christophe Luijer ( người Pháp). Sau chuyến đi đến Việt Nam 9 năm trước, ông đã mang nước mía Việt đi khắp Châu Âu. Ông tự hào khi mình có thể cung cấp nước mía nguyên chất và không dùng hoá chất. Ông sử dụng nguyên liệu từ những cây mía Việt Nam, đóng gói để đưa sang Pháp và cung cấp nước uống thơm ngon cho mọi người ở đây.
Nước mía Sokanaa bán chạy khắp thế giới
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC MÍA ĐÓNG CHAI XUẤT KHẨU
Để cho ra một chai nước mía thơm ngon, đòi hỏi phải trải qua một quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chọn nguyên liệu đến cấp đông. Các quy trình đấy diễn ra như sau:
1. Bước 1: Chọn nguyên liệu
Bạn cần chọn các loại mía chín, bởi lúc này hàm lượng đường trong thân mía đã đạt tối đa. Mía chín là lá chuyển sang vàng và sít lại với nhau. Cây mía có vỏ ngoài chứa lớp phấn trắng xung quanh là mía ngon
Sau đó thu hoạch dùng dao chặt sát gốc bỏ ngọn. Tiếp đến róc mía và rửa sạch để loại bỏ các đất bẩn và cặn trên thân xây
► Xem thêm:
- • Top Xe nước mía siêu sạch 2022
- • Giải mã: Những bí ẩn về cô gái trên xe nước mía
- • Giải đáp thắc mắc: Có nên mua xe nước mía trả góp?
2. Bước 2: Chần
Sở dĩ có công đoạn này bởi trong mía có chứa enzyme peroxidase. Enzyme này bị oxy hóa bởi không khí. Khi bị oxy hóa sẽ tạo ra hợp chất có màu sẫm. Mía sau khi bỏ vỏ sẽ được chần trong acid citric với nồng độ 0,1% trong vòng 9 phút. Việc chần này có tác dụng vô hoạt enzyme oxy hoá đảm bảo nguyên liệu có màu sắc sáng đẹp và ổn định mùi vị.
3. Bước 3: Ép và xử lý mía
San bằng mía đảm bảo sự đồng đều, băm mía thành từng mảnh nhỏ. Sau đấy được ép dập mục đích lấy nước mía khoảng 60-70% và làm mía vụn hơn. Hơn nữa giúp thu nhỏ thể tích lớp mía giúp cho máy ép sau làm việc hiệu quả hơn.
4. Bước 4: Acid hoá và làm ổn định
Khi nước mía được ép ra sẽ được cho vào dung dịch acid ascorbic vào lớp trên của nước mía có tác dụng làm nước mía không bị biến đổi màu sắc và giảm độ PH của nước mía xuống 4. 1 - 4. 2.
5. Bước 5: Làm sạch nước mía
Mục đích của quá trình này là loại bỏ tối đa chất không đường và chất rắn lơ lửng ra hỗn hợp nước mía. Có nhiều cách như:
Phương pháp vôi là nước mía được làm sạch dưới tác dụng của nhiệt và vôi
Phương pháp sunfit hoá: Dùng khí SO2 làm sạch
Phương pháp cacbonat hoá: sử dụng CO2 xông vào nước mía.
6. Bước 6: Để lắng nước mía
Giúp phân biệt được nước mía trong và kết tủa. Khi nước mía sau khi thực hiện các bước trên sẽ được để lắng 1 giờ đồng hồ.
7. Bước 7: Lọc lại nước mía
Phân riêng hỗn hợp khó lắng không đồng nhất qua lớp lưới lọc.
Với tác dụng lọc phần nước đường còn lại trong bùn lắng và kết tủa,
Dùng lớp lọc có nhiều lỗ để dung dịch có thể đi qua giữ các bã ở trên.
Quy trình sản xuất nước mía rất tỉ mỉ
8. Bước 8 Đóng chai
Sử dụng thuỷ tinh để chứa đựng nước mía
9. Bước 9: Thanh trùng
Sau khi được cho vào chai thuỷ tinh sẽ được thanh trùng nhằm tiêu diệt vi sinh vật, nâng cao thời gian bảo quản.
Thường thời gian thanh trùng là 2 phút với nhiệt độ 95 độ C.
Với các thông tin trên đây chắc chắn bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình nước mía đóng chai nhập khẩu. Với công nghệ hiện đại như hiện nay hi vọng mọi người dân trên thế giới đều có thể thưởng thức nước uống bổ dưỡng, thơm mát này.