Nước mía đun sôi | Công dụng chữa bệnh cực tốt trong Đông Y
Cây mía từ lâu đã khá thân thuộc với mọi người dân Việt. Trong dân gian đã đưa ra những bài thuốc có thành phần của nước mía đun sôi. Vậy nước mía đun sôi có những hiệu quả gì? Những bài thuốc nào có thể chữa bệnh…Tất cả sẽ được giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Mục lục
NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ TỪ NƯỚC MÍA ĐUN SÔI
Cây mía có tên thuốc là cam giá, còn được gọi là can giá hoặc đường ngạnh. Mía được liệt vào nhóm vị thuốc chữa bệnh có tác dụng như bổ âm, giải độc, sinh tân.
Theo Đông Y mía có vị ngọt, tính hàn, không động mang lại nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, lợi về kinh Thủ thái âm Phế và Túc dương minh Vị. Vì thế, mía được mệnh danh là “Thang thuốc phục mạch” với những tác dụng như: đại bổ tỳ âm, lợi yết hầu, dưỡng huyết cường gân cốt, hoà vị, tiêu phiền nhiệt, hạ đờm hoả, an thần trấn kinh tức phong…
Người xưa đã biết những lợi ích của cây mía để bài chế ra những bài thuốc trị các bệnh cho mọi người. Một số bài thuốc dưới đây bạn có thể lưu lại và áp dụng nếu chẳng may bị bệnh.
Mía mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ NƯỚC MÍA ĐUN SÔI
Các bài thuốc chữa bệnh này tự nhiên hoàn toàn vô hại cho người bệnh, và dưỡng bệnh từ bên trong nên bạn yên tâm khi sử dụng.
1. Nước mía đun sôi củ cải bổ phổi
Chuẩn bị thành phần
-
• Mía (4,5 đốt mía) Mỗi đốt được tính từ mắt nọ đến mắt kia, rửa sạch, cạo vỏ và chẻ miếng nhỏ.
-
• Củ cải trắng: rửa sạch để cả vỏ, xắt miếng nhỏ. Nếu miền Nam khí hậu nóng thì dùng 5-6 củ mã thầy, gọt và hoặc rửa sạch.
-
• Cà rốt: 1 củ, rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng.
-
• Trong trường hợp ho có nhiều đờm thì có thể thêm 3 lát gừng mỏng, húng chanh 80g, vỏ cam quýt 20g nấu cùng.
Cách chế biến
-
• Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đổ 2,5l đến 3l nước.
-
• Tiếp đến, bạn đun sôi cho cho đến khi còn còn 2 lít nước cốt là được.
Bạn uống thay nước lọc và uống nhiều lần trong ngày, hoặc có thể thay mía khúc bằng nước mía đun sôi với các nguyên liệu trên.
Nước mía đun sôi với củ cải bổ phổi
2. Nước mía đun sôi với râu ngô chữa viêm đường tiết niệu
-
• Bước 1: Chọn râu ngô màu vàng nâu, óng mượt và tươi. Mía chọn 3 khúc, rửa sạch, cắt nhỏ.
-
• Bước 2: Cho tất cả vào nồi và đổ thêm nước với tỉ lệ 100 gram râu ngô tương ứng với 200ml nước.
-
• Bước 3: Đun sôi 15 phút và chắt nước để uống.
Người bệnh nên uống từ 60ml vào 2 lần sáng tối. Bạn có thể uống thay nước hàng ngày. Nếu bị tiểu dắt bạn chỉ cần uống nước mía hoà với nước ép ngó sen tươi là được.
3. Nước mía trứng gà chữa suy nhược
Đây được xem là vị thuốc đại bổ cho những người mệt mỏi, thiếu ngủ, kém ăn, suy nhược cơ thể.
Rất đơn giản bạn chỉ cần đun sôi nước mía và sau đó đập trứng gà vào, khuấy đều lên đến khi sôi và tắt bếp là được. Đối với món này cần phải ăn nóng thì mới phát huy tác dụng.
► Xem thêm:
- • Địa chỉ mua máy ép nước mía giá tốt
- • Top xe nước mía siêu sạch 2022
- • Cách làm nước mía ngon nhất tại nhà
- • Cách bảo quản nước mía không bị đen đơn giản
4. Nước mía gừng chữa bệnh dạ dày
Nếu như bạn hay bị đầy hơi, tức bụng, nôn trào thì nước mía gừng sẽ cải thiện tình hình này rất tốt. Rất đơn giản bạn chỉ cần:
-
• Đun sôi nước mía và cho thêm ít lát gừng vào.
-
• Sau đó bạn uống đều đặn trong nhiều ngày sẽ thấy được điều kì diệu.
Bài thuốc này cũng có hiệu quả với việc điều trị chứng dạ dày mãn tính.
Nước mía đun sôi với trứng giúp bồi bổ cơ thể
5. Nước mía rau má gừng chữa ho gà
-
• Bước 1: Chuẩn bị mía cắt khúc, chẻ nhỏ. Rau má 50g, gừng tươi 2 lát, nước 400ml.
-
• Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu này vào nồi và đun sôi.
Sau đó dùng nước đã nấu để uống nhiều lần, bạn sẽ thấy bệnh sẽ thuyên giảm sau một thời gian sử dụng nước mía rau má gừng.
Ngoài các bài thuốc trên nước mía đun sôi còn nhiều bài thuốc khác để chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tỳ vị hư hàn, đối với người bị tiêu chảy nên thận trọng. Và nên sử dụng mía nước hoặc nước mía đun sôi, hoàn toàn không dùng sống hoặc ướp đá vì sẽ không hiệu quả và đôi khi gây nên đau bụng.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã thấy tác dụng kỳ diệu của nước mía đun sôi trong Đông Y. Đối với những phương thuốc Đông Y, không phải một sớm một chiều có thể làm bạn khỏi ngay, mà nó sẽ giúp trị bệnh tận gốc, không có tác dụng phụ cho cơ thể.